chứng nhận ISO 9001:2015

KHÓA HỌC ISO 9001:2015 VÀ CÁC BƯỚC TRIỂN KHAI ÁP DỤNG Bình luận

Không ít các doanh nghiệp thắc mắc nên tham gia các khóa học ISO 9001:2015 ở đâu để có kiến thức đảm bảo làm đúng tiêu chuẩn ngay từ đầu. Do quá trình đào tạo để triển khai hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 là một công việc đòi hỏi doanh nghiệp phải có sự đầu tư cả về thời gian lẫn công sức.

Khóa học ISO 9001:2015 đào tạo về hệ thống quản lý chất lượng

Tại đây, chúng tôi có rất nhiều khóa đào tạo ISO 9001:2015 với nội dung khác nhau được điều chỉnh sao cho phù hợp với mục đích của học viên/ tổ chức. Các khóa học về ISO 9001 đều được thực hiện giảng viên là những chuyên gia giàu kiến thức. Có nhiều năm kinh nghiệm thực hiện các cuộc đánh giá hệ thống quản lý chất lượng cho các doanh nghiệp tại Việt Nam. Học viên sẽ được đào tạo đầy đủ, bài bản về mặt chuyên môn trong thực tế.

Xem thêm: ISO là gì? Tại sao cần học ISO?

CÁC BƯỚC TRIỂN KHAI ÁP DỤNG ISO 9001:2015

Các doanh nghiệp khi hoạt động cần phải được chứng nhận ISO 9001:2015. Đây là tiêu chuẩn được quốc tế thừa nhận về hệ thống kiểm soát chất lượng của mỗi doanh nghiệp. Áp dụng đối với các hoạt động sản xuất ra và kiểm soát chất lượng sản phẩm và dịch vụ của một tổ chức cung ứng và quy định kiểm soát có hệ thống các hoạt động. Nhằm đảm bảo rằng các nhu cầu và mong muốn của khách hàng được thoả mãn.

Dưới đây là các bước Doanh nghiệp triển khai áp dụng ISO 9001:2015, DN cần nắm rõ khi áp dụng:

Bước 1: Tìm hiểu tiêu chuẩn ISO 9001:2015

Doanh nghiệp cần tìm hiểu tiêu chuẩn ISO 9001. DN tìm hiểu các yêu cầu của tiêu chuẩn từ đó áp dụng với thực tiễn của DN mình.

Ở bước này, các đơn vị tư vấn sẽ tư vấn và giải đáp mọi vướng mắc liên quan tới tiêu chuẩn cho Doanh nghiệp.

Bước 2: Đánh giá hiện trạng của doanh nghiệp và đối chiếu với tiêu chuẩn

Đối với các doanh nghiệp đã có các quy trình và thủ tục được thiết lập. Các quy trình đã được lập ra một cách cụ thể, thì các bước đánh giá có thể thực hiện dễ dàng. Việc đánh giá quy trình và thủ tục sẽ do người có hiểu biết về ISO thực hiện.

Đây sẽ là một bài toán khó đối với Doanh nghiệp. Do đó, nội dung này sẽ được thực hiện tốt nhất nếu có một đơn vị tư vấn ISO thực hiện. Sau đánh giá hiện trạng, công ty có thể xác định rõ những điểm phải sửa đổi và bổ sung để hệ thống chất lượng của bạn phù hợp với tiêu chuẩn.

Bước 3: Thiết lập hệ thống tổ chức chỉ đạo đối với việc áp dụng ISO 9001:2015

Việc áp dụng ISO 9001 có thể xem như là một dự án lớn. Vì vậy các Doanh nghiệp cần triển khai thực hiện dự án làm sao cho có hiệu quả. Nói chung, nên có một ban chỉ đạo ISO 9001 hoặc nhân sự chuyên trách có hiểu biết về ISO tại doanh nghiệp. Việc này sẽ giúp quá trình xây dựng hệ thống, áp dụng ISO trở nên hiệu quả và nhanh chóng hơn.

Bước 4: Thiết lập Quy trình và xây dựng văn bản hệ thống chất lượng theo ISO 9001

QUÁ TRÌNH CƠ BẢN TRONG ISO 9001

Đây là một trong những khâu phức tạp và mất nhiều thời gian nhất trong quá trình áp dụng ISO. Tiêu chuẩn ISO 9001 đòi hỏi phải có hệ thống các tài liệu bắt buộc. Việc soạn thảo các tài liệu yêu cầu sẽ làm mất thêm thời gian và chi phí. Nhưng nó cũng trả lời được câu hỏi:

“Tổ chức sẽ được gì sau khi áp dụng HTQLCL chuẩn ISO 9001”?

Sẽ có các mẫu sẵn có để bạn tham khảo và căn cứ vào đó để thiết kế theo sao cho hợp lý và đúng với tình hình thực tiễn của tổ chức. Mỗi một hạng mục, đều có nhiều mẫu để bạn tham khảo. Việc lựa chọn các mẫu thiết kế sao cho hợp lý cũng rất cần thiết. Nó phải đáp ứng tốt việc xây dựng và áp dụng hệ thống tiêu chuẩn chất lượng ISO 9001.

Xem thêm: Tại sao quản lý chất lượng cần thiết trong doanh nghiệp?

Từ những nội dung đã đánh giá thực trạng trước đó. Doanh nghiệp cần rà soát lại quy trình, các công việc cần quản lý trong doanh nghiêp. Đồng thời, Doanh nghiệp xây dựng các biểu mẫu nhằm cụ thể hoá các công việc cần quản lý. Ví dụ: Quy trình Quản lý sản xuất; Quy trình Quản lý máy móc thiết bị; Quy trình Kiểm soát nguyên vật liệu ……

Bước 5: Triển khai áp dụng trên thực tiễn hệ thống chất lượng theo ISO 9001:2015

Công ty cần áp dụng hệ thống chất lượng đã thiết lập. Trong giai đoạn này cần tiến hành các công việc sau:

  • Phổ biến cho toàn thể mọi cán bộ công nhân viên trong công ty nhận thức được ISO 9000.
  • Hướng dẫn mọi cán bộ công nhân viên tuân thủ theo các quy trình, thủ tục đã được đưa ra.
  • Phân rõ trách nhiệm ai sử dụng tài liệu nào và làm theo đúng chức trách, nhiệm vụ, và trình tự đã quy định.
  • Tổ chức các cuộc đánh giá nội bộ nhằm đánh giá sự phù hợp của hệ thống nhằm đưa ra các biện pháp khắc phục đối với sự không phù hợp.

Trong quá trình thực hiện, các quy trình làm việc mới có thể làm phát sinh thêm một vài vấn đề. Những vấn đề như vậy phải được ghi lại bằng một hướng dẫn thực hiện chi tiết công việc. Việc này phải được chính những nhân viên trực tiếp làm công việc đó viết ra.

Bước 6: Đánh giá nội bộ

Ở bước 2, tổ chức đã cử cán bộ làm đại diện, có kiến thức nhất định về ISO. Sau tất cả các bước trên, ISO 9001 yêu cầu tổ chức thực hiện đánh giá nội bộ định kỳ mỗi tháng. Đánh giá để biết chính xác chất lượng công việc sau khi áp dụng HTQLCL ISO 9001. Đây là việc làm cần thiết và quan trọng trước khi thực hiện đánh giá chứng nhận ISO 9001.

Đánh giá nội bộ để xác định liệu hệ thống quản lý của công ty đã phù hợp với tiêu chuẩn chưa? Hệ thống có được thực hiện một cách hiệu quả không? xác định các vấn đề còn tồn đọng cần giải quyết. Việc đánh giá trước chứng nhận có thể do chính công ty thực hiện hoặc các tổ chức bên ngoài thực hiện.

Bước 7: Chuẩn bị cho đánh giá chứng nhận.

Việc chuẩn bị cho đánh giá chứng nhận bao gồm các bước sau:

  • Đánh giá trước chứng nhận.
  • Lựa chọn tổ chức chứng nhận.
  • Tổ chức chứng nhận là tổ chức thực hiện đánh giá và cấp chứng nhận phù hợp với tiêu chuẩn ISO 9001. Về nguyên tắc, mọi chứng chỉ ISO 9001 đều có giá trị như nhau không phân biệt tổ chức nào tiến hành cấp. Công ty có quyền lựa chọn bất kỳ tổ chức nào để đánh giá và cấp chứng chỉ.
  • Chuẩn bị về mặt tổ chức và nguồn lực để tiến hàng đánh giá.

Bước 8: Tiến hành đánh giá chứng nhận

Bước quan trọng nhất là phải vượt qua cuộc đánh giá của tổ chức chứng nhận ISO 9001. Sau đó nhận được chứng chỉ chứng nhận hệ thống ISO 9001:2015.

Bước 9: Duy trì hệ thống chất lượng sau khi chứng nhận

Duy trì thực hiện ISO 9001:

Tổ chức cần đảm bảo được HTQLCL ISO 9001 của mình được vận hành xuyên suốt trong hoạt động hàng ngày của tổ chức và phải thường xuyên cải tiến nó.

Trên đây là một số các bước công việc cơ bản cần phải tiến hành để đạt chứng nhận ISO 9001. Thời gian và khối lượng công việc phụ thuộc rất nhiều vào thực trạng doanh nghiệp. Bên cạnh kế hoạch tổng thể, doanh nghiệp cần xây dựng kế hoạch chi tiết cho các bước cụ thể. Trong đó có việc phân công bộ phận hay con người chịu trách nhiệm chính và thời gian biểu chi tiết.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *